Black Gold
Giá dầu trong thời gian gần đây đang rất nóng khi có xu hướng tiến sát mốc 100 USD và đây là lý do để mình tìm hiểu sâu hơn về nhiên liệu này cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Toyota là một nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản, trong quá khứ - vào năm 1973 nhờ cuộc khủng hoảng dầu mỏ tại Mỹ mà vị thế của nhà sản xuất này đã được nâng lên một tầm cao rất khác. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Isarel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur và cụ thể ở đây là nước Mỹ! Việc khan hiếm dầu mỏ đã khiến Toyota có được thị trường cực kì béo bở này bởi Toyota là hãng xe Nhật nổi tiếng với việc tiết kiệm nhiên liệu. Một phần lớn người dùng xe hơi ở Mỹ đã từ bỏ các loại xe hầm hố, nặng nề, tốn nhiều nhiên liệu để chuyển qua các loại xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu của Toyota.
Hiện tại, dầu thế giới đang là một trong những chủ đề rất nóng khi giá của nó đang cao nhất trong vòng 8 năm đổ lại đây và dự kiến có thể vượt mốc 105 USD/thùng. Một trong những lý do chính là bởi căng thẳng địa chính trị và sự chênh lệch ngày càng tăng giữa cung và cầu của loại hàng này. Giá dầu thô đã tăng hơn 15% chỉ trong tháng Giêng, với mức giá chuẩn toàn cầu lần vượt qua 90 USD/thùng do lo ngại về xung đột Nga - Ukraina. Nhiều nhà phân tích năng lượng dự đoán, giá của nó sẽ sớm vượt mức 100 USD/thùng, ngay cả khi ô tô điện trở nên phổ biến hơn và đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn. Các công ty dầy mỏ mà chỉ 1 năm trước được coi là "khủng long sắp bị tuyệt chủng" thì giờ đang phát triển mạnh và thu về lợi nhuận lớn nhất trong nhiều năm.
Loại chất lỏng ngoài nước quan trọng bậc nhất chính là dầu mỏ. Theo một vài thống kê mình tìm hiểu được thì trữ lượng dầu ước tính của toàn thế giới hiện tại là 2,1 nghìn tỷ thùng dầu cùng với đó là mức tiêu thụ 30 tỷ thùng/năm, bằng 1 phép tính đơn giản chúng ta có thể thấy rằng thế giới sẽ hết dầu vào khoảng năm 2092.
Dầu mỏ như ai cũng biết thì nó là nhiên liệu quan trọng dùng để sản xuất điện và là nhiên liệu của hầu hết các phương tiện giao thông vận tải. Qua những vai trò trên thì cũng đã thấy được tầm quan trọng của nó nhỉ, nhưng còn 1 thứ mà mình khá bất ngờ bởi đây còn là nhiên liệu để sản xuất ra nhựa! Sản phẩm của ngành hóa dầu bao gồm nhựa, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, ... Chính vì công dụng to lớn của nó nên đây còn được gọi là vàng đen và là nguyên căn của rất nhiều cuộc chiến tranh và sự thèm khát của các cường quốc.
Các nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc trong quá khứ đã từng bị khủng hoảng bởi việc thiếu nhiên liệu dầu thô và cũng chính từ nó mà các nước này bật trở lại mạnh mẽ để khẳng định vị thế của mình khi hiện nay Mỹ và Nga đang lần lượt nắm giữ vị trí thứ 1 và 3 trong danh sách các quốc gia theo sản lượng dầu thô. Đặc biệt là Nga khi dưới thời tổng thống Putin, ông đã sử dụng sức mạnh độc quyền dầu mỏ, khí đốt của nước mình để đem về rất nhiều lợi ích về kinh tế và quân sự, thẩy rõ qua việc GDP của nước Nga đã tăng gấp 6 lần dưới thời của ông.
Những đất nước có trữ lượng dầu lớn thì có thể được coi như có mỏ vàng, nhưng cũng chính từ mỏ vàng này có thể kéo họ xuống sâu. Cuộc căng thẳng của các nước Trung Đông cũng đến từ tranh chấp dầu mỏ. Hay như Venezuela - đất nước được gọi là quốc gia dầu mỏ đã từng có thời kì rất phát triển nhưng vì nền kinh tế quá dựa vào dầu mỏ nên khi giá của nó lao dốc đã khiến cho lạm phát của Venezuela tăng phi mã và ảnh hưởng nặng nề chưa thể hồi phục cho đến tận bây giờ.
Tỷ phú USD đầu tiên trên thế giới là Jhon D.Rockefeller và để đạt được cột mốc ấy thì cũng là nhờ dầu mỏ. Ban đầu công việc của ông chỉ là trợ lý kế toán cho một công ty sản xuất nhỏ với mức lương 50 xu/ngày. Mơ ước của ông đơn giản chỉ là kiếm được 100.000 USD và sống thọ đến 100 tuổi. Nhưng sau 25 năm nhờ buôn bán dầu mỏ mà ông đã thành lập Standard Oil vào năm 1870 và sau đó tập đoàn dầu mỏ này đã kiểm soát tới 90% lượng dầu toàn nước Mỹ.
Toyota là một nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản, trong quá khứ - vào năm 1973 nhờ cuộc khủng hoảng dầu mỏ tại Mỹ mà vị thế của nhà sản xuất này đã được nâng lên một tầm cao rất khác. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Isarel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur và cụ thể ở đây là nước Mỹ! Việc khan hiếm dầu mỏ đã khiến Toyota có được thị trường cực kì béo bở này bởi Toyota là hãng xe Nhật nổi tiếng với việc tiết kiệm nhiên liệu. Một phần lớn người dùng xe hơi ở Mỹ đã từ bỏ các loại xe hầm hố, nặng nề, tốn nhiều nhiên liệu để chuyển qua các loại xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu của Toyota.
Mình vẫn nhớ vào tháng 4/2020 vào đợt dịch Covid đang rất căng thẳng thì giá dầu thô đã xuống mức âm, khi đó mình đã khá bất ngờ với thông tin này vì không nghĩ việc người bán sẽ phải trả thêm tiền cho người mua. Vào ngày 20/4 giá dầu thô WTI giao tháng 5 rơi xuống mức -37,63 USD/thùng. Covid-19 đã khiến nhu cầu sử dụng năng lượng giảm đột ngột, khi các nhà máy dừng sản xuất và người dân phải cách ly tại nhà, sau đó các kho lưu trữ bắt đầu bị lấp đầy và các thương nhân đã phải dùng đến những con tàu chở dầu. Tuy nhiên giải pháp trữ dầu mang tính phá cách này đã khiến giá vận chuyển leo thang, khi tàu chở dầu trống cũng đã hết - một dấu hiệu cho thấy sự biến dạng của thị trường đang đến.
Vậy sản lượng dư thừa kết hợp với việc không còn đủ chỗ chứa thì đơn giản chỉ cần ngừng khai thác dầu mỏ là được nhỉ? Nhưng họ đã không làm điều này vì đối với một số nhà sản xuất, nếu phải ngưng khai thác dầu thì có thể gây hư hại cho máy móc, thiết bị, gây thiệt hại kinh tế lớn trong tương lai. Vì thế, việc bán dầu và trả tiền cho người mua, thay vì nhận tiền thì khoản chi phí này về lâu về dài sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc phải ngừng sản xuất hay tìm kiếm kho bãi mới để tích trữ lượng dầu dư thừa trên mặt đất - trong kinh tế học gọi đây là chi phí cơ hội. Không ít thương nhân lúc đó không có ý định nhận dầu vì đã chọn mua theo hợp đồng tương lai, nhằm tránh ảnh hưởng của biến động giá và mắc kẹt giữa việc giá dầu giảm quá sâu và buộc phải chọn tìm kiếm kho chứa hay bán lỗ.
Hiện tại, dầu thế giới đang là một trong những chủ đề rất nóng khi giá của nó đang cao nhất trong vòng 8 năm đổ lại đây và dự kiến có thể vượt mốc 105 USD/thùng. Một trong những lý do chính là bởi căng thẳng địa chính trị và sự chênh lệch ngày càng tăng giữa cung và cầu của loại hàng này. Giá dầu thô đã tăng hơn 15% chỉ trong tháng Giêng, với mức giá chuẩn toàn cầu lần vượt qua 90 USD/thùng do lo ngại về xung đột Nga - Ukraina. Nhiều nhà phân tích năng lượng dự đoán, giá của nó sẽ sớm vượt mức 100 USD/thùng, ngay cả khi ô tô điện trở nên phổ biến hơn và đại dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn. Các công ty dầy mỏ mà chỉ 1 năm trước được coi là "khủng long sắp bị tuyệt chủng" thì giờ đang phát triển mạnh và thu về lợi nhuận lớn nhất trong nhiều năm.
Nga sản xuất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày. Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với các chuyến hàng của Nga vận chuyển qua Ukraina, hoặc sự phá hoại các đường ống khác ở Bắc Âu, sẽ làm tê liệt phần lớn lục địa và làm biến dạng chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu và phần còn lại của thế giới không có khả năng thay thế lượng dầu của Nga. Ngoài ra, việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Châu Âu bị gián đoạn có thể buộc một số công ty tiện ích phải sản xuất nhiều điện hơn bằng cách đốt dầu chứ không phải khí đốt. Điều đó càng làm tăng nhu cầu và giá cả trên toàn thế giới.
Nhìn rộng hơn thì đại dịch làm giảm giá năng lượng vào năm 2020, thậm chí khiến chỉ số giá dầu của Mỹ lần đầu giảm xuống mức âm. Tuy nhiên, giá đã tăng trở lại nhanh hơn và nhiều hơn dự kiến của nhiều nhà phân tích, một phần lớn là do nguồn cung không theo kịp nhu cầu. Các công ty dầu mỏ phương Tây, một phần chịu áp lực từ các nhà đầu tư đang khoan dầu ít hơn so với trước đại dịch để kìm hãm sự gia tăng nguồn cung. Các nhà điều hành thì đang cố gắng không mắc phải sai lầm tương tự trong quá khứ khi họ bơm quá nhiều dầu lúc giá cao, dẫn đến sự sụt giảm giá. Về nhu cầu, phần lớn thế giới đang học cách đối phó với đại dịch, mọi người háo hức mua sắm và thực hiện các chuyến đi. Lo ngại phải tiếp xúc với virus lây nhiễm, nhiều người chọn lái xe thay vì sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Và điều cuối cùng mình muốn chia sẻ đến từ thắc mắc cá nhân là vì sao người ta lại quy ước đơn vị chuẩn của dầu là thùng nhỉ?
Theo mình tìm hiểu thì sự phát triển nhanh chóng của sản xuất dầu trong nửa sau của thế kỷ XIX dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các loại bao bì để chứa và vận chuyển dầu. Trong công việc vận chuyển, người ta sử dụng tất cả các loại thùng có sẵn, dù chúng vốn được dành cho các mục đích khác nhau và có nhiều kích cỡ khác nhau. Kể từ khi giá dầu được coi là thuận tiện nhất nếu được tính theo đơn vị thùng, việc sử dụng các thùng có kích cỡ khác nhau đã gây cho cả chủ hàng lẫn khách hàng một sự bất tiện vô cùng lớn. Vì thế sau đó đã dẫn đến thực trạng là thùng gỗ kín 42 gallon đã trở thành thùng chứa tiêu chuẩn thực tế để vận chuyển cá, mật, xà phòng, rượu vang, dầu ăn, dầu cá voi và các hàng hóa khác.
Ngày nay, dầu không còn được vận chuyển trong bất kỳ loại thùng nào mà được vận chuyển bằng tàu chở dầu và đường ống. Nhưng khái niệm "thùng dầu" vẫn còn tồn tại và được mặc nhiên chấp nhận như một đơn vị đo lường trong thực tiễn khai thác, vận chuyển và kinh doanh dầu trên thế giới.